gạch lát nền giả cổ

GẠCH CỔ BÁT TRÀNG
Cùng tìm hiểu Sự thật công nghệ làm Gạch cổ Bát Tràng xưa:

1. Gạch cổ Bát Tràng từ đầu không dùng để lát để xây

Gạch cổ Bát Tràng được các cụ xưa đóng thành để làm chống cật lò và chắn hàng dàn. Gạch là công cụ để ngăn sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với Than, Củi. Nhờ vậy sản phẩm sẽ có môi trường sạch hơn, men sứ đẹp hơn.

2. Màu sắc gạch: Nâu đen chứ không đỏ tươi

Gạch được đun nhiều lần theo nhiều chuyến lò chính vì vậy gạch rất đanh, đanh như Sành, màu sắc từ đỏ chuyển hết sang nâu đen chứ không còn màu đỏ tươi nữa. Quá trình đun nhiệt độ cao khiến lớp men sứ ám vào bề mặt gạch là một nét đặc trưng.

3. Không lên rêu được

Do được nung nhiệt độ cao (Đun cùng các sản phẩm Sứ ở nhiệt độ 1250-1300 độ C) nhiều lần nên gạch đanh chắc không thể lên rêu được.

4. Gạch cổ Bát Tràng xưa không phải đun bằng Trấu

Để đạt nhiệt độ cao các cụ thường đun củi và một phần than để tăng nhiệt độ lên 1200-1300 độ C. Vì đun hàng men sứ khó tính không thể đun bằng trấu được.
Anh Phạm Tuấn Đạt - Giám đốc xưởng gốm Hải Long bên viên Gạch cổ sau quá trình kỳ công nghiên cứu và sản xuất ra gạch bát 300x300x50 theo đúng công nghệ gạch Bát Tràng xưa: Đun cùng hàng men sứ, nhiệt độ 1250 độ C, màu nâu đen, không lên rêu.

Đặc biệt có dòng gạch Đun chảy mật (nhiệt độ rất cao trong thời gian dài) - viên gạch đun đanh chảy mật Siêu chất
Liên hệ để đặt gạch theo mọi gạch lát nền giả cổ kích thước mong muốn, in chữ Niên đại theo yêu cầu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *